THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ QĐTTG CỘNG HÒA XÃ








THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ QĐTTG CỘNG HÒA XÃ


Số: /QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ QĐTTG CỘNG HÒA XÃ

Hà Nội, ngày tháng năm 2016


QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về cơ sở dữ liệu quốc gia”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ QĐTTG CỘNG HÒA XÃ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Tiếp cận thông tin ngày 06 tháng 04 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về cơ sở dữ liệu quốc gia” với những nội dung cơ bản sau đây:

  1. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI

  1. Quan điểm chỉ đạo

  1. Cơ sở dữ liệu quốc gia là một trong những nguồn tài nguyên của đất nước cần xây dựng và làm giàu, là nền tảng phát triển Chính phủ điện tử bền vững phục vụ chỉ đạo điều hành của Chính phủ, phục vụ quản lý nhà nước các ngành, các lĩnh vực theo hướng minh bạch và tăng năng suất lao động; nhân tố cơ bản để thúc đẩy cải cách hành chính, thúc đẩy tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia.

  2. Xây dựng và phát triển các cơ sở dữ liệu quốc gia phải phù hợp với đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, bám sát các quy định của pháp luật; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin quốc gia, quyền khai thác của các Bộ, ngành địa phương để phục vụ các nghiệp vụ quản lý nhà nước, giải quyết thủ tục hành chính, quyền tiếp cận của người dân, doanh nghiệp theo Luật định.

  3. Chuẩn hóa dữ liệu trao đổi với cơ sở dữ liệu quốc gia là điều kiện quan trọng để tăng cường sự chia sẻ và sử dụng chung thông tin, kế thừa và phát triển các nguồn tài nguyên thông tin có sẵn đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.

  1. Mục tiêu

  1. Mục tiêu tổng quát

Tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia và tăng cường việc quản lý nhà nước đối với việc xây dựng, quản lý, vận hành khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia theo định hướng tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2016.

Tập trung và triển khai, xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia ưu tiên một cách đồng bộ, hoàn thiện hạ tầng pháp lý nhằm đẩy mạnh việc khai thác, chia sẻ dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc gia với các hệ thống thông tin của các bộ, ban ngành, địa phương; đẩy mạnh sử dụng nền tảng các cơ sở dữ liệu quốc gia vào ứng dụng trong việc giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp, giảm các giấy tờ trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, năng lực cạnh tranh quốc gia, sự minh bạch và thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam.

  1. Mục tiêu cụ thể

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

  1. Hoàn thiện nền tảng pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật về cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm:

- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ sở dữ liệu quốc gia, đề xuất chỉnh sửa, xây dựng mới hoặc đưa vào các văn bản quy phạm đang được xây dựng các nội dung về cơ sở dữ liệu quốc gia:

Cơ quan thực hiện: Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan.

Thời gian thực hiện: giai đoạn 2017-2020

- Xây dựng quy định về kết nối các hệ thống thông tin của các Bộ, ngành, địa phương với Cơ sở dữ liệu quốc gia đảm bảo thông suốt và an toàn thông tin.

Cơ quan thực hiện: Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan liên quan.

Thời gian thực hiện: năm 2017

- Ban hành các quy chế về chia sẻ thông tin, dữ liệu của cơ sở dữ liệu quốc gia nhằm bảo đảm sử dụng chung thông tin một cách đồng bộ, thông suốt giữa các cơ quan nhà nước.

Cơ quan thực hiện: Cơ quan chủ quản các cơ sở dữ liệu quốc gia.

Thời gian thực hiện: ban hành chậm nhất 6 tháng kể từ ngày dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia được nghiệm thu.

2. Rà soát, xác định, đề xuất và tiếp nhận nhu cầu khai thác dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương đối với cơ sở dữ liệu quốc gia

Các Bộ, ngành, địa phương:

- Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với các quy trình nghiệp vụ trong cơ quan:

+ Đánh giá về hiện trạng và nguồn cung cấp dữ liệu, thống kê hiện trạng, nội dung các cơ sở dữ liệu quốc gia đang triển khai, khai thác.

+ Đánh giá nhu cầu về thông tin, dữ liệu trong phạm vi cơ sở dữ liệu có liên quan đến cơ sở dữ liệu quốc gia; xác định cụ thể các nội dung dữ liệu cần khai thác của các cơ sở dữ liệu quốc gia hoặc nội dung có liên quan.

+ Xác định kế hoạch sử dụng thông tin, dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm số lượng dự tính các hệ thống thông tin, tần suất truy cập vào từng cơ sở dữ liệu quốc gia.

- Các cơ quan chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia:

Tiếp nhận và đánh giá nhu cầu dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương để lên kế hoạch và thực hiện cung cấp dữ liệu nếu cơ sở dữ liệu quốc gia đã xây dựng hoặc hoạch định phạm vi và quy mô của cơ sở dữ liệu quốc gia sẽ xây dựng để đáp ứng nhu cầu khi triển khai.

Thời gian thực hiện: trong năm 2017.

3. Xây dựng và hoàn thiện kiến trúc dữ liệu, các quy chuẩn, tiêu chuẩn, phương án kỹ thuật của các cơ sở dữ liệu quốc gia đảm bảo sự duy trì và phát triển bền vững các cơ sở dữ liệu quốc gia, sự minh bạch về cấu trúc thông tin và khả năng cung cấp, chia sẻ thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia và đảm bảo an toàn thông tin.

a) Về nội dung phạm vi xây dựng:

- Xây dựng kiến trúc dữ liệu thể hiện nội dung, cấu trúc và thuộc tính dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia.

- Xây dựng tài liệu mô tả về nội dung dữ liệu thể hiện các tình huống, quy tắc và cách thức xử lý khi thu thập, cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia, chất lượng và độ chính xác của dữ liệu đảm bảo thông tin phải hiểu đúng và thống nhất giữa các cơ quan nhà nước khi thu thập thông tin để cập nhật vào CSDLQG, sử dụng dữ liệu khai thác từ cơ sở dữ liệu quốc gia.

- Xây dựng các quy định về mô tả dữ liệu, trình diễn dữ liệu và các quy định khác đảm bảo dữ liệu thống nhất và rõ ràng, đơn nghĩa.

b) Về triển khai thực hiện:

- Các cơ sở dữ liệu quốc gia đã hoàn thiện cần rà soát và tái lập các nội dung này và ban hành phù hợp với phạm vi thực tế các cơ sở dữ liệu quốc gia đã xây dựng. Có phương án xử lý bổ sung, nâng cấp các cơ sở dữ liệu quốc gia đã thực hiện nhưng chưa đáp ứng được các yêu cầu.

- Các cơ sở dữ liệu đang và chưa xây dựng cần triển khai xây dựng và ban hành trước hoặc trong giai đoạn đầu của quá trình lập và triển khai dự án đầu tư xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia.

Cơ quan thực hiện: Cơ quan chủ quản các cơ sở dữ liệu quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn và thẩm định các sản phẩm.

Thời gian thực hiện: trong năm 2017 và 2018.

4. Thống nhất nguyên tắc trong việc xử lý các vướng mắc phát sinh khi triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước liên quan đến cơ sở dữ liệu quốc gia

Áp dụng các nguyên tắc xử lý các vướng mắc liên quan đến tiến độ xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia:

- Khi cơ sở dữ liệu quốc gia chưa được xây dựng, các Bộ, ngành, địa phương được phép xây dựng các cơ sở dữ liệu có nội dung chồng lấn các cơ sở dữ liệu quốc gia nếu các cơ sở dữ liệu đó cần thiết cho các quá trình triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, tuy nhiên phải đáp ứng điều kiện:

+ Kiến trúc dữ liệu, các quy chuẩn, tiêu chuẩn về cơ sở dữ liệu quốc gia đó đã được ban hành; cơ sở dữ liệu cần xây dựng phải tuân thủ các kiến trúc dữ liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật này.

+ Đảm bảo dữ liệu được xây dựng có thể sử dụng để cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia khi xây dựng.

+ Đã có sự thống nhất về phạm vi dữ liệu, khả năng cung cấp dữ liệu cho cơ sở dữ liệu quốc gia với đơn vị chủ quản của cơ sở dữ liệu quốc gia.

Trách nhiệm cơ quan thực hiện:

- Cơ quan chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia có trách nhiệm đáp ứng các yêu cầu của của các Bộ, ngành, địa phương trong việc hướng dẫn, phối hợp để xây dựng các cơ sở dữ liệu liên quan đảm bảo nguồn dữ liệu có thể sử dụng đưa vào cơ sở dữ liệu quốc gia trong tương lai

- Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, điều phối giải quyết các vướng mắc báo cáo Thủ tướng chính phủ nếu vượt thẩm quyền.

Thời gian thực hiện: trong năm 2017 và 2018

5. Ưu tiên và tận dụng nguồn lực triển khai cơ sở dữ liệu quốc gia; thúc đẩy xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia kịp tiến độ

- Tập trung nguồn lực xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia: ưu tiên kinh phí đầu tư từ nguồn vốn nhà nước vào công việc thu thập và chuẩn hóa thông tin cho cơ sở dữ liệu quốc gia; đẩy mạnh áp dụng hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin vào các hạng mục đầu tư như: thiết lập hạ tầng vận hành các cơ sở dữ liệu quốc gia; nhân lực quản trị, vận hành cơ sở dữ liệu để giảm đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

- Xác định và lập kế hoạch rõ việc thực hiện triển khai xây dựng và hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia đã được ưu tiên triển khai. Giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện kế hoạch và báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết các vướng mắc phát sinh kịp thời đảm bảo tiến độ thực hiện đề ra.

- Các cơ sở dữ liệu quốc gia không thuộc danh mục ưu tiên triển khai được quy định tại Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015 về việc ban hành danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử, chỉ được thực hiện các hoạt động liên quan đến xây dựng khi có sự đồng ý và phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Khi đó, cơ sở dữ liệu quốc gia được phê duyệt coi như thuộc danh mục ưu tiên triển khai và thực hiện đầy đủ các yêu cầu và quy định như các cơ sở dữ liệu khác trong danh mục ưu tiên.

- Người đứng đầu của cơ quan cấp bộ được giao chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tiến độ thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, sự đáp ứng nhu cầu khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia của các bộ, ngành, địa phương.

Trách nhiệm cơ quan thực hiện: Cơ quan chủ quản các cơ sở dữ liệu quốc gia thực hiện theo nhiệm vụ được phân công. Bộ Thông tin và Truyền thông thay mặt Thủ tướng Chính phủ giám sát đảm bảo tiến độ thực hiện.

Thời gian thực hiện: Trong giai đoạn 2019 - 2020.

6. Thiết lập hạ tầng cơ sở dữ liệu quốc gia phát triển chính phủ điện tử

- Chuẩn hóa và công bố toàn bộ thông tin kỹ thuật kết nối, kiến trúc dữ liệu trao đổi giữa cơ sở dữ liệu quốc gia và các hệ thống thông tin trong cơ quan nhà nước.

- Rà soát và kết nối các hệ thống thông tin hiện có trong cơ quan nhà nước với các cơ sở dữ liệu quốc gia để khai thác dữ liệu.

- Rà soát và sửa đổi các văn bản pháp luật, các quy chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước theo hướng không trao đổi bằng văn bản các thông tin có thể khai thác dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia.

- Rà soát và sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật đối với các thủ tục hành chính công theo hướng không yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp các thông tin có thể được khai thác được dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia.

Trách nhiệm cơ quan thực hiện:

- Cơ quan chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan chỉ trì sửa đổi hoặc đề xuất sửa đổi các văn bản pháp luật xác định giá trị pháp lý, giá trị chỉ đạo điều hành đối với thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia thay thế các hoạt động trao đổi bằng văn bản hoặc giấy tờ có liên quan.

- Các bộ, ngành, địa phương: trong phạm vi của mình đề xuất sửa đổi các quy định có liên quan khi sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia.

- Thời gian thực hiện: giai đoạn 2018 – 2020.

7. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của các cơ sở dữ liệu quốc gia; tổ chức và giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện các kế hoạch triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia

- Tổ chức, tuyên truyền mạnh mẽ về vai trò và mục đích, lợi ích của các cơ sở dữ liệu quốc gia trong việc tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử tại Việt Nam.

- Kiểm tra, đánh giá định kỳ hàng năm, việc xây dựng, vận hành, triển khai, khai thác và chia sẻ dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc gia với hệ thống thông tin của các bộ, ban ngành và các địa phương.

- Tổ chức các cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện các công việc và báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vướng mắc phát sinh.

Trách nhiệm cơ quan thực hiện:

- Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền nâng cao nhận thức chung về cơ sở dữ liệu quốc gia; kiểm tra, giám sát các cơ quan chủ quản thực hiện triển khai các công việc liên quan cơ sở dữ liệu quốc gia đảm bảo tiến độ để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Cơ quan chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia: tổ chức và giám sát chặt chẽ tiến độ triển khai xây dựng, vận hành của cơ sở dữ liệu quốc gia do mình quản lý; truyên truyền về vai trò của dữ liệu chuyên ngành thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia thúc đẩy sự khai thác dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương khác đối với cơ sở dữ liệu quốc gia.

Thời gian thực hiện: giai đoạn 2017-2020

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  1. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông

  1. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

  1. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

  1. Trách nhiệm của Bộ Tài Nguyên và Môi trường

  1. Trách nhiệm của Bộ Công An

  1. Trách nhiệm của của Bảo Hiểm xã hội Việt Nam

  1. Trách nhiệm các đơn vị chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia không thuộc danh mục ưu tiên triển khai theo quy định của Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015

  1. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các tập đoàn kinh tế;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, TCCV (3b).

THỦ TƯỚNG







Nguyễn Xuân Phúc


11






Tags: chính phủ, hàng chính, qđttg, tướng, chính