SỞ GD&ĐT TỈNH BÀ RỊAVŨNG TÀU TRƯỜNG THPT TRẦN








SỞ GD&ĐT TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

Trường THPT Trần Văn Quan


KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2019-2020

Môn: Lịch sử 12

Thời gian: 50 phút (32 câu trắc nghiệm)

Mã đề 132



(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh:..................................................................... Mã số: .............................


Câu 1: Đặc điểm nổi bật của quan hệ quốc tế trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ Hai là

A. các nước thắng trận cùng nhau liên kết để lãnh đạo toàn thế giới.

B. một trận tự thế giới mới hình thành hoàn toàn do phe tư bản chủ nghĩa thao túng.

C. các nước tư bản thắng trận áp đặt sự thống trị của mình đối với các nước bại trận.

D. thế giới hình thành “hai cực” do Liên Xô và Mỹ đứng đầu mỗi bên.

Câu 2: Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời Tổng thống Mĩ (từ Truman đến Nich xơn) là

A. chuẩn bị tiến hành « Chiến tranh tổng lực ».

B. theo đuổi « Chủ nghĩa lấp chỗ trống »

C. xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.

D. ủng hộ « Chiến lược toàn cầu ».

Câu 3: Sự việc được coi là bắt đầu đánh dấu giai đoạn hoạt động khởi sắc của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)là

A. năm 2007, 10 nước thành viên ký bản Hiến chương ASEAN.

B. cuộc chiến đấu chống Mĩ của nhân dân Đông Dương kết thúc (1975)

C. từ 5 nước thành viên đến năm 1999 ASEAN có 10 nước thành viên.

D. các nước ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác – Hiệp ước Baly (1976).

Câu 4: Ý nghĩa nào dưới đây giải thích không đúng về lí do dẫn đến sự ra đời của của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

A. Các nước bước vào phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn cần tăng cường hợp tác.

B. Các nước muốn hạn chế ảnh hưởng từ các nước lớn bên ngoài đến khu vực.

C. Trung Quốc đang bành trướng trong vấn đề biển Đông, buộc các nước phải liên kết.

D. Sự hoạt động có hiệu quả của các tổ chức hợp tác khu vực trên thế giới đã cổ vũ.

Câu 5: Đặc điểm không phản ánh đúng tình hình nước Mĩ 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ 2 là

A. nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng.

B. kinh tế Mĩ vượt xa Tây Âu và Nhật Bản.

C. trở thành trung tâm kinh tế tài-chính lớn nhất của thế giới .

D. kinh tế Mĩ chịu sự cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản.

Câu 6: Đâu không phải là nguyên nhân phát triển nền kinh tế Mĩ?

A. Chi phí quốc phòng hàng năm thấp.

B. Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

C. Chính sách điều tiết, quản lý có hiệu quả của nhà nước.

D. Buôn bán vũ khí trong chiến tranh.

Câu 7: Việt Nam gia nhập ASEAN (1995) đã đem lại nhiều cơ hội lớn để nước ta thực hiện mục tiêu đổi mới đất nước là một nhận định đúng ,ngoại trừ việc:

A. Nền kinh tế bị cạnh tranh khốc liệt, bản sắc văn hóa dân tộc có nguy cơ bị sói mòn.

B. Thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài để phát triển kinh tế.

C. Mở rộng giao lưu trao đổi văn hóa, giáo dục, với bên ngoài.

D. Nền kinh tế có sự chuyển biến tích cực, địa vị quốc tế không ngừng được nâng cao.

Câu 8: Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược phát triển kinh tế hướng nội với mục tiêu

A. đẩy mạnh công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.

B. nhanh chóng xóa bỏ nhèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.

C. phát triển các nghành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa.

D. lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.

Câu 9: Vào năm 1945, những quốc gia nào ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập?

A. Đông Ti-mo, Inđônêxia.

B. Inđônêxia,Việt Nam, Lào.

C. Thái Lan, Việt Nam, Lào.

D. Sin-ga-po,Việt Nam, Lào.

Câu 10: Một trong những vai trò của Liên hợp quốc là

A. giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới.

B. góp phần giải quyết xung đột ở nhiều nơi trên thế giới.

C. giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục...

D. tăng cường hợp tác về kinh tế giữa các quốc gia.

Câu 11: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam A đều là thuộc địa của các nước Âu- Mĩ , ngoại trừ

A. Đông Ti-mo.

B. Sin-ga-po.

C. Phi-líp-pin.

D. Thái Lan.

Câu 12: Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ dự trữ bao nhiêu trữ lượng vàng của thế giới?

A. 1/4 trữ lượng vàng của thế giới.

B. 2/4 trữ lượng vàng của thế giới.

C. 3/4 trữ lượng vàng của thế giới.

D. 1/2 trữ lượng vàng của thế giới.

Câu 13: WHO là tên viết tắt của tổ chức

A. y tế thế giới.

B. lương thực thế giới.

C. nhi đồng thế giới.

D. thương mại thế giới.

Câu 14: Sau năm 1945, nhiều nước Đông Nam Á vẫn phải tiếp tục cuộc đấu tranh để giành và bảo vệ độc lập vì

A. Thực dân Pháp và Mĩ xâm lược trở lại.

B. Thực dân Mĩ và Hà Lan xâm lược trở lại.

C. Mĩ ủng hộ thực dân phương Tây xâm lược trở lại.

D. Thực Dân Âu-Mĩ quay trở lại tái chiếm Đông Nam Á.

Câu 15: Chiến lược toàn cầu của Mĩ với 3 mục tiêu , theo em mục tiêu nào có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam?

A. Đàn áp phong trào công nhân và cộng sản quốc tế.

B. Khống chế các nước tư bản đồng minh của Mĩ.

C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

D. Ngăn chặn và tiến tới tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.

Câu 16: Khi mới thành lập tổ chức Liên hợp quốc có bao nhiêu thành viên?

A. 50.

B. 45.

C. 48.

D. 52.

Câu 17: Quá trình phát triển thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN) từ 6 nước thành 10 nước không gặp phải trở ngại nào dưới đây?

A. Sự khác nhau về thể chế chính trị giữa các nước.

B. Sự tác động to lớn của cuộc chiến tranh lạnh.

C. Thời gian giành độc lập của các nước không giống nhau.

D. Sự đối đầu giữa ASEAN với các nước Đông Dương.

Câu 18: Yếu tố làm thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mĩ khi bước sang thế kỉ XXI là

A. sự suy thoái về kinh tế

B. xung đột sắc tộc, tôn giáo.

C. chủ nghĩa khủng bố.

D. chủ nghĩa li khai.

Câu 19: Đâu là một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?

A. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau.

B. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

C. Tăng cường hợp tác toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội.

D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Câu 20: Một trong những kết quả mà Mĩ đạt được trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu từ sau chiến tranh thế giới thứ Hai đến năm 2000 là

A. lôi kéo được nhiều quốc gia trở thành đồng minh của Mĩ.

B. trực tiếp xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.

C. chi phối được các tổ chức hợp tác về kinh tế trên thế giới.

D. duy trì tất cả các tổ chức quân sự do Mĩ thiết lập.

Câu 21: Từ năm1945 đến năm 1973, Mĩ đạt được kết quả nào trong chính sách đối ngoại?

A. Mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở nhiều nơi trên thế giới.

B. Xây dựng căn cứ quân sự ở tất cả các nước.

C. Thiết lập, duy trì trật tự thế giới đơn cực.

D. Duy trì ách thống trị ở tất cả các thuộc địa trên thế giới.

Câu 22: Hội nghị Ianta diễn ra trong bối cảnh

A. chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra ác liệt.

B. chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

C. chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối.

D. chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Câu 23: Nguyên nhân Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu là

A. Mĩ có thế lực lớn về kinh tế .

B. Mĩ tham vọng làm bá chủ thế giới.

C. Mĩ khống chế các nước đồng minh

D. Mĩ có sức mạnh về quân sự.

Câu 24: Vì sao 1972 Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Liên Xô?

A. Để bình thường hóa mối quan hệ với 2 nước.

B. Để chống lại phong trào giải phóng dân tộc.

C. Mĩ muốn thay đổi chính sách đối ngoại với các nước xã hội chủ nghĩa.

D. Mĩ muốn mở rộng các nước đồng minh để chống lại các nước thuộc địa.

Câu 25: Tham dự Hội nghị Ianta có nguyên thủ của quốc gia nào?

A. Anh, Pháp, Đức.

B. Anh, Pháp, Mỹ.

C. Anh, Đức, Mỹ.

D. Liên Xô, Anh, Mỹ.

Câu 26: Biến đổi lớn nhất của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. thành lập được tổ chức ASEAN.

B. đều trở thành các nước công nghiệp.

C. kinh tế phát triển mạnh mẽ.

D. các nước đều giành được độc lập

Câu 27: Vai trò quốc tế của Liên Xô khi là 1 trong 5 nước Uỷ viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là

A. Xây dựng Liên hợp quốc thành một tổ chức chính trị quốc tế năng động.

B. khẳng định vai trò tối cao của Liên Xô trong tổ chức Liên hợp quốc.

C. góp phần làm hạn chế sự thao túng của Mĩ đối với tổ chức Liên hợp quốc.

D. tạo ra sự cân bằng trong trật tự thế giới hai cực sau chiến tranh.

Câu 28: Từ những năm 60-70 của thế kỉ XX , 5 nước sáng lập tổ chức ASEAN phải chuyển sang chiến lược kinh tế hướng ngoại là do:

A. nhân dân các nước biểu tình phản đối yêu cầu thay đổi.

B. chiến lược kinh tế hướng nội bộc lộ nhiều hạn chế.

C. cần phát triển nền công nghiệp trong nước là trọng tâm.

D. tác động của chiến tranh lạnh lan rộng đến khu vực.

Câu 29: Kế hoạch Mác-san (6/1947) Mĩ đưa ra còn được gọi là

A. kế hoạch khôi phục châu Âu.

B. kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu.

C. kế hoạch phục hưng Châu Âu.

D. kế hoạch khôi phục kinh tế châu Âu.

Câu 30: Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm:

A. 1990.

B. 1995.

C. 1999.

D. 2000.

Câu 31: Trong quá trình thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại từ những năm 60-70 của thế kỷ XX các nước sáng lập ASEAN đều

A. dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo.

B. trở thành các nước công nghiệp mới

C. có mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh.

D. trở thành những con rồng kinh tế châu Á.

Câu 32: Vấn đề không được đặt ra cho các nước Đồng minh để giải quyết trong Hội nghị Ianta là:

A. tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

B. khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.

C. phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.

D. nhanh chóng đánh bại hoàn toàn phát xít.


----------- HẾT ----------

Trang 4/4 - Mã đề 132





Tags: gd&đt tỉnh, trường, rịavũng, gd&đt